Chùa Thầy và cụm di tích Sài Sơn
13:42 - 20/11/2023

1.1 Chùa Thầy ở đâu?  - Bề dày lịch sử Chùa Thầy 

Địa chỉ: ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Chùa Thầy - tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm gối đầu vào núi Phật Tích còn gọi là núi Thầy, được xây dựng từ thời nhà Lý, và gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Đây là một quần thể di tích và danh thắng nổi tiếng với nhiều điểm tham quan như quán Tam Xã, đình Thuỵ Khuê, hang Cắc Cớ, vườn trúc Lữ Gia… nhưng giá trị kiến trúc nổi bật nhất của khu di tích chùa Thầy nằm ở ba toà của chùa Cả với những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ XVII. 

Chùa Thầy sở hữu lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo với những hình ảnh chạm khắc tượng trưng cho thời nhà Lý. Đặc biệt, với khung cảnh núi non hùng vĩ và hồ Long Trì, bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu có dịp đến khám phá phố cổ Hà Nội, chắc chắn bạn không thể bỏ qua hành trình khám phá quần thể Chùa Thầy đâu đấy.

1.2 Nên đến viếng thăm Chùa Thầy vào thời điểm nào trong năm?

Vào độ sau Tết Nguyên đán, bầu không khí ở đây rất mát mẻ, hoàn toàn phù hợp để đi du xuân, trẩy hội. Đầu tháng 3 chính là mùa hoa gạo nở đỏ rực một khoảng trời. Bạn sẽ có 1001 bức ảnh "sống ảo" thơ mộng ở đây đấy. Hoặc bạn cũng có thể chọn ghé thăm Chùa Thầy vào khoảng tháng 9, tháng 10 bởi lúc này tiết trời đầu mua thu trong lành, dễ chịu. 

Đặc biệt, nếu bạn muốn khám phá lễ hội Chùa Thầy, trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo thì nên lưu ý thời gian từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 Âm lịch. Tuy nhiên, thời gian này chùa đón hàng trăm lượt khách thập phương ghé thăm nên bạn có thể cân nhắc chọn thời điểm vắng vẻ hơn để thưởng ngoạn. Tùy theo sở thích mà bạn hãy lên lịch trình Hà Nội 1 ngày và ghé thăm nơi đây vào những thời điểm đẹp trong năm nhé.

2Bỏ túi cách di chuyển đến Chùa Thầy

Hiện nay có rất nhiều phương tiện di chuyển đến Hà Nội thoải mái và an toàn cho bạn lựa chọn. Sau khi đến thủ đô, bạn có thể tham khảo một số tuyến đường mà MIA.vn liệt kê dưới đây để đến Chùa Thầy nhé.

- Di chuyển dọc theo tuyến đường Đại lộ Thăng Long (CT08) tới nút giao Sài Sơn thì rẽ ra khỏi cao tốc, đi về phía bên phải khoảng 3km nữa sẽ thấy các thông tin chỉ dẫn phân làn phương tiện vào nơi gửi xe.

- Di chuyển theo đường gom Đại lộ Thăng Long (các bạn lưu ý rằng trên Đại lộ Thăng Long cấm xe máy nên đừng di chuyển vào đây nhé), từ ngã 4 Big C – Trần Duy Hưng đến điểm rẽ vào Chùa Thầy khoảng 15km.

- Tuyến xe buýt: Từ trung tâm Hà Nội các bạn có thể bắt tuyến buýt CNG01 có lộ trình Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây, xe buýt sẽ dừng ngay trước cổng vào Chùa Thầy, vô cùng tiện lợi.

3Khám phá nét độc đáo của Chùa Thầy

3.1 Khuôn viên quần thể kiến trúc Chùa Thầy

Chùa Thầy được xây dựng trên thế đất hình con rồng ở đất Hà Thành. Phía trước chùa là một sân lát gạch rộng nhìn ra hồ Long Trì hệt hình hàm trên của rồng; bờ hồ phía bên trái chính là hàm dưới. 

Ở giữa hồ Long Trì xây có thủy đình cổ kính được ví như viên ngọc tỏa ánh hào quang rực rỡ trong miệng rồng thiêng. Nơi đây thường  trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước vào các ngày lễ hội. 

Bài viết liên quan